CHIA SẺ

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

CÂY CHÙM RUỘT CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Chùm Ruột là loại cây đa tác dụng, cây vừa được trồng làm Cây Cảnh vừa lấy quả. Ngoài ra, trong y học dân tộc Cây Chùm Ruột còn là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng của loại cây dân giã này.


Cây Chùm Ruột có tác dụng gì

Chùm Ruột trong cuộc sống hàng ngày

Trái Chùm Ruột không còn quá xa lạ đối với mọi người, đặc biệt là những đứa trẻ Nam Bộ. Chùm Ruột quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua mát, thường được ăn sống hay nấu canh đều rất ngon. Ngoài ra, người ta còn sử dụng nước ép Quả Chùm Ruột để giải nhiệt vì chứa đến 40% vitamin C.


Chùm Ruột trong cuộc sống hàng ngày

Lá Cây Chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng. Rượu ngâm bằng vỏ thân cây chữa thối tai, tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, chữa đau răng, họng.

Chùm Ruột các tác dụng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền dân tộc, có một vài cách sử dụng Chùm Ruột làm vị thuốc chữa bệnh. Lá Chùm Ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.

Vỏ thân Chùm Ruột một phần, vỏ thân vông đồng 2 phần, sắc cô đặc, hòa vào rượu trắng uống ngày 2 muỗng cà phê, chia làm hai lần, hỗ trợ điều trị suy yếu tim. Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa để bôi vào vết thương, chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da.


Chùm Ruột các tác dụng chữa bệnh

Tuy là loại cây nhiều tác dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Với những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn Chùm Ruột, vì trái chứa nhiều axít oxalic. Đặc biệt, khi sử dụng không nên dùng rễ của Cây Chùm Ruột bởi rễ và vỏ rễ cây này rất độc.