CHIA SẺ

Giới Thiệu



Cây Chùm Ruột

Tên phổ thông: Chùm RuộtTầm RuộtTầm Duột
Tên khoa học: Phyllanthus acidus ( L)
Họ thực vật: Thầu dầu ( Euphorbiaceae)
Nguồn gốc xuất xứ: Madagascar ( Đảo quốc ở Ấn Độ Dương)
Phân bố ở Việt Nam: được trồng phổ biến ở miền Nam.

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Đây là loại cây thân gỗ lớn, đạt chiều cao trung bình 4 – 6m, cây cao nhất có thể đạt đến 10 m. Thân cây có nhiều gỗ bở, nhiều cành mọc từ thân chính, dễ gãy, tán lá rộng. Lá khép mọc so le, lá chét hình trứng, dài 4 – 5 cm, rộng 1.5 – 2 cm

Hoa, quả, hạt: Hoa màu hồng, nở từng chùm. Cây nở hoa vào tháng 3 -5, kết quả vào tháng 6 – 8. Quả hình tròn, chia thành 6 múi, màu xanh nhạt, có đường kính khoảng 2 – 2.5 cm. Quả mọc từng chùm theo các cành non và kể cả ở cành già hay ngay trên thân, có vỏ từ màu xanh non đến vàng nhạt và mờ đục như sáp. Hình dáng và hương vị của trái tùy thuộc vào giống. Hạt cứng, to, nằm ở trung tâm của quả. Mỗi quả chỉ có một hạt.

B. Đặc điểm sinh lý:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Cây thích nghi với vùng nhiệt đới.

Giá trị của Cây Chùm Ruột: Quả được dùng để ăn chơi, làm mứt và lấy chất chua để nấu canh. Lá chùm ruột non dùng làm rau sống ăn chung với rau tập tàng của người Nam Bộ. Quả còn có tác dụng giải nhiệt và làm se. Lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc đồng thời còn có tính nóng, làm tang huyết ứ, tiêu đọc, tiêu đờm và sát trùng. Cây Chùm Ruột có thể chữa trị một số bệnh như chữa tụ máu gây sưng tấy, đau ở hông, ở háng, đau răng, đau mặt, đau tai có mủ, …




Trái Chùm Ruột